Giỏ hàng
banner

Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose có phải là 1 bệnh không?

Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose có giống nhau không? Bệnh nào nguy hiểm hơn và cách điều trị khác nhau như thế nào? Đó có thể là trăn trở của nhiều bố mẹ khi trẻ uống sữa bị nôn, tiêu chảy hoặc dị ứng. Các chuyên gia cho biết, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau và cha mẹ không nên nhầm lẫn chúng.

1. Định nghĩa về Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose

Đây là hai bệnh liên quan đến sữa khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu mắc thì trẻ uống sữa có thể bị nôn ói, tiêu chảy, đau bụng hoặc nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, hai bệnh này hoàn toàn khác nhau về cơ chế cũng như cách điều trị. Và nếu chú ý thì cha mẹ có thể phân biệt được.

1.1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Dị ứng đạm sữa bò, hay còn được gọi là dị ứng protein có trong sữa bò, là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến hàng đầu ở trẻ em. Các số liệu cho thấy, có đến khoảng 7% trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đã từng mắc hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh này. 

Chứng Dị ứng đạm sữa bò là khi cơ thể có những phản ứng quá mức với một hoặc nhiều loại protein trong sữa bò. Vì thế khi uống sữa bò, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của dị ứng như nổi mẩn, sưng phù, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy,... Chúng thường được phát hiện trong lần đầu tiên trẻ uống hoặc ăn các sản phẩm từ sữa bò. Điển hình là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. 

Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose

Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose

Trong các trường hợp thì có 2 loại Dị ứng đạm sữa bò chính. Đó là:

  • Dạng ngay lập tức: là khi các triệu chứng xuất hiện sớm, có thể là trong vòng vài phút ngay sau khi uống sữa bò.

  • Dạng bị trì hoãn: là khi các triệu chứng xuất hiện muộn hơn. thường là sau vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày sau khi uống sữa bò.

Tóm lại, chứng Dị ứng đạm sữa bò đặc trưng là liên quan đến hệ thống miễn dịch và các triệu chứng giống như dị ứng thức ăn.  

1.2. Bất dung nạp lactose là gì?

Khác với Dị ứng đạm sữa bò, chứng Bất dung nạp lactose không hề liên quan đến hệ thống miễn dịch. Bất dung nạp lactose là tình trạng không có hoặc thiếu hụt men lactase, đây là một loại enzyme có vai trò phân giải đường trong sữa. Những người bị thiếu hụt loại men này sẽ không thể tiêu hóa hoàn toàn lượng đường trong sữa. Kết quả là gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Chúng thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. 

Cụ thể hơn, enzyme lactase ở ruột non là người công nhân chính giúp tiêu hóa lượng đường lactose trong sữa. Khi có một sự tác động nào đó khiến lượng enzyme này giảm xuống có thể gây ra các rối loạn khi bạn uống sữa. Lượng lactose không được phân giải ở ruột non sẽ đi tới ruột già. Tại đây, quá trình lên men bởi các vi khuẩn khiến cho lactose biến đổi tạo ra các chất khó tiêu và một lượng khí nhất định. Kết quả là gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. 

Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose

Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose

Như vậy, Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose có thể nói là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Mặc dù các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn nhưng nếu quan sát kĩ, cha mẹ hoàn toàn có thể phân biệt được. 

2. Triệu chứng của Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose

Không chỉ gây ra đau bụng tiêu chảy mà mỗi bệnh lại có những đặc điểm riêng biệt để nhận biết. Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose đang ngày càng gia tăng ở trẻ em. Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để nhanh chóng điều trị cho trẻ.

2.1. Triệu chứng của Dị ứng đạm sữa bò

Giống như dị ứng các loại thực phẩm khác, Dị ứng đạm sữa bò có thể gây ra một loạt các triệu chứng. Bao gồm:

  • Các phản ứng tại da như: Phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc sưng tấy ở môi, mặt và quanh mắt

  • Các phản ứng tại đường tiêu hóa như: đau bụng, đôi khi là đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc táo bón.

  • Các phản ứng tại đường hô hấp như: sổ mũi, ngạt mũi, ho nhiều, thở rít, thở khò khè. Chúng đôi khi có thể gây nhầm lẫn với cảm cúm.

  • Có thể xuất hiện các vết chàm

Những triệu chứng nặng như sưng tấy ở miệng hoặc cổ họng, thở khò khè, ho, khó thở và thở rít thường ít xảy ra hơn. Ngoài ra, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Tuy nhiên, trường hợp này thường rất hiếm gặp. Khi đó, dựa vào các triệu chứng, ta có thể cơ bản nhận biết được Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose.

2.2. Triệu chứng của Bất dung nạp lactose

Các triệu chứng của Bất dung nạp lactose thường xuất hiện bắt đầu từ 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn hoặc uống các thực phẩm có chứa đường sữa. Chúng bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng,...

Mức độ dữ dội của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào lượng đường sữa bạn đã ăn vào và lượng lactase mà cơ thể bạn tạo ra. Nhìn chung, các triệu chứng của Bất dung nạp lactose vẫn có thể kiểm soát và ít gây nguy hiểm. 

Bất dung nạp lactose gây nôn và tiêu chảy

Bất dung nạp lactose gây nôn và tiêu chảy

Có thể thấy, về mức độ nghiêm trọng thì hai chứng bệnh này phân biệt khá rõ rệt. Nhưng cả Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose đều có một ảnh hưởng chung đến sức khỏe con người, đặc biệt hơn là với trẻ nhỏ. Đó là hậu quả của việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng chính có trong sữa. Chẳng hạn như canxivitamin D. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng bạn cần có biện pháp bổ sung các chất dinh dưỡng này hợp lý để cơ thể phát triển khỏe mạnh. 

3. Cách điều trị Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose

Xem xét ngược lại về định nghĩa của hai chứng bệnh này chúng ta có thể biết được bệnh nào có khả năng chữa khỏi còn bệnh nào không. Dị ứng đạm sữa bò là bệnh liên quan nhiều đến hệ miễn dịch và gen di truyền. Do đó, khả năng chữa khỏi hoàn toàn là khá thấp. Nhưng vẫn có những biện pháp để kiểm soát cũng như giảm thiểu tối đa các triệu chứng. 

3.1. Cần phải làm gì khi bị Dị ứng đạm sữa bò?

Dị ứng đạm sữa bò thường ảnh hưởng nhiều ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là giai đoạn sơ sinh hoặc dưới 1 tuổi. Vì thế cha mẹ cần thận trọng hơn và tham khảo ý kiến bác sĩ về cách kiểm soát triệu chứng. Phương pháp tốt nhất là loại bỏ tất cả sữa bò ra khỏi chế độ ăn của con bạn trong một khoảng thời gian. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng:

  • Đối với trẻ bú mẹ:

Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, thì mẹ nên tránh tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Đồng thời, mẹ vẫn nên duy trì cho con bú. Và bé nên được kiểm tra khoảng 6 đến 18 tháng một lần để xem liệu chúng đã hết dị ứng hay chưa.  

Đối với những trẻ có nguy cơ bị mắc Dị ứng đạm sữa bò thì cần có các biện pháp phòng tránh. Các chuyên gia chỉ ra rằng, bú mẹ hoàn toàn trong 4 đến 6 tháng đầu là phương pháp phòng dị ứng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên chưa có cơ sở để khẳng định việc thay đổi chế độ ăn uống của mẹ trong khi mang bầu, và/ hoặc cho con bú có thể chống dị ứng ở những trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Do đó mẹ không nên kiêng khem quá mức để trẻ có thể nhận được đủ chất dinh dưỡng. 

  • Đối với trẻ được nuôi bằng sữa công thức:

Cha mẹ hãy tham khảo các loại sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh bị Dị ứng đạm sữa bò. Hầu hết trẻ sơ sinh bị Dị ứng đạm sữa bò sẽ xuất hiện các triệu chứng trong vòng 1 tuần sau khi dùng sữa công thức làm từ sữa bò. Cần chú ý là đạm sữa dê cũng có cùng đặc tính với đạm sữa bò nên có thể gây dị ứng cho con bạn. Ngoài ra, các loại sữa dành cho Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose là khác nhau. Cha mẹ hãy lựa chọn thật kỹ nhé.

Lựa chọn sữa dành cho trẻ bị Dị ứng đạm sữa bò

Lựa chọn sữa cho trẻ bị Dị ứng đạm sữa bò

Mặc dù các triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng đây không phải là tình trạng mãn tính. Theo thống kê, có tới 50% trẻ từng bị Dị ứng đạm sữa bò sẽ khỏi chỉ sau 1 năm. Con số này lên tới 75% sau 3 năm. Và  gần như tất cả trẻ bị Dị ứng đạm sữa bò sẽ khỏi khi lên 6 tuổi. 

3.2. Cần phải làm gì khi bị Bất dung nạp lactose?

Tùy từng nguyên nhân thì sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể giúp đường ruột tạo ra nhiều men lactase hơn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt chứng Bất dung nạp lactose của mình bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và cách bổ sung lactase từ bên ngoài.

Trước đây, những người mắc chứng bất dung nạp lactose thường được khuyên nên tránh sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngày nay, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên thử các loại thực phẩm từ sữa khác nhau. Và từ đó xem xét xem loại nào gây ra ít triệu chứng hơn. Bằng cách đó, bạn vẫn có thể nhận đủ canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Vì các triệu chứng không gây ra nhiều khó chịu và không nghiêm trọng nên hãy cố gắng làm quen với chúng. Sau đây là một số mẹo giúp bạn kiểm soát triệu chứng tốt hơn khi có đường sữa trong chế độ ăn uống:

  • Bắt đầu từ từ: Trước hết, hãy ăn hoặc uống một lượng nhỏ sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Sau đó quan sát xem cơ thể bạn phản ứng như thế nào với chúng.

  • Dùng kết hợp sữa và các sản phẩm từ sữa với các thực phẩm khác: Nhiều ghi nhận cho thấy, các triệu chứng xuất hiện ít hoặc nhẹ hơn khi bạn dùng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn. Vì thế, hãy thử uống sữa với ngũ cốc hoặc ăn phô mai kèm với bánh quy.

  • Ăn các sản phẩm từ sữa có hàm lượng đường sữa thấp hơn một cách tự nhiên: Khi đó lượng lactase ít ỏi mà cơ thể sản xuất ra vẫn đủ để tiêu hóa chúng. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm như pho mát hoặc sữa chua.

  • Nên sử dụng các loại sữa và các sản phẩm từ sữa không có hoặc ít đường lactose: Vì những sản phẩm này có thêm enzyme lactase nên chúng sẽ dễ tiêu hơn các sản phẩm thông thường. Các sản phẩm này có thể tìm thấy ở nhiều cửa hàng thực phẩm và siêu thị.

  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung lactase: Bạn có thể uống các sản phẩm bổ sung men lactase trước khi ăn hoặc uống các sản phẩm sữa. Điều này giúp tiêu hóa tốt hơn. Những hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhé.

Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cần các sản phẩm từ sữa vì chúng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ như canxi, vitamin D và các khoáng chất cần cho sự phát triển về thể chất. 

Lựa chọn sữa dành cho trẻ bị Bất dung nạp lactose

Lựa chọn sữa dành cho trẻ bị Bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ ngay cả trong bữa ăn nhẹ. Vì thế cha mẹ cần chú ý về các thực phẩm mà trẻ ăn hằng ngày. Mặc dù nhiều bé vẫn có thể dung nạp một lượng đường sữa nhất định và không cần phải tránh hoàn toàn. Nhưng cha mẹ vẫn cần xem xét kỹ thành phần của thực phẩm. Một số thực phẩm đóng hộp. đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể chứa đường sữa. Chẳng hạn như bánh mì, ngũ cốc, kem, salad, bơ, bánh quy,...

Như vậy, có các cách điều trị và giảm thiểu khác nhau cho Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose. Nhưng nhìn chung, cả hai bệnh này đều có xu hướng thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Nên cha mẹ không nên quá lo lắng. 

4. Giải đáp thắc mắc về Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose

Có vẻ như Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose còn khá xa lạ với nhiều người. Và chúng có đơn thuần chỉ là việc trẻ không uống được sữa hay không. Tại đây, chuyên giai sẽ giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất về hai chứng bệnh này. 

4.1. Dị ứng đạm sữa bò có phải là dị ứng thực phẩm không?

Câu trả lời là có. Dị ứng đạm sữa bò có các triệu chứng đặc trưng của một loại dị ứng thực phẩm. Thậm chí, chứng bệnh này đang ngày một gia tăng ở trẻ em.

4.2. Dị ứng đạm sữa bò có di truyền không?

Khi các thành viên trong gia đình bạn bị Dị ứng đạm sữa bò thì em bé sinh ra có khả năng bị dị ứng cao hơn. Vì thế biết được cha hoặc mẹ bị dị ứng có thể giúp xác định các em bé có nguy cơ bị dị ứng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trẻ mắc Dị ứng đạm sữa bò lại từ các gia đình không có tiền sử bị dị ứng. Vì thế khi chưa được chẩn đoán chính xác, cha mẹ không nên loại bỏ sữa bò ra khỏi chế độ ăn của trẻ.

4.3. Sản phẩm nào tốt cho trẻ bị Bất dung nạp lactose

Bên cạnh việc sử dụng các loại sữa không chứa hoặc ít đường sữa thì cha mẹ cũng nên chủ động tìm hiểu các sản phẩm bổ sung men lactase cho con. Các sản phẩm men tiêu hóa có chứa lactase có thể giúp trẻ thích nghi tốt hơn với sữa. 

Amano Enzym Gold cung cấp men lactase

Amano Enzym Gold cung cấp men lactase

Tuy nhiên cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và sử dụng phù hợp để có hiệu quả tốt mà trẻ không bị phụ thuộc. 

4.4. Nên bổ sung canxi và vitamin cho trẻ như thế nào khi không dùng sữa?

Nếu các triệu chứng khiến trẻ khó chịu, cha mẹ cần có những lựa chọn thay thế cho sữa. Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Vì thế, khi loại bỏ sữa, cần có sự bổ sung của các loại thực phẩm khác. Cha mẹ có thể thay sữa bò bằng các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,... Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tăng cường cho trẻ ăn các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm bổ sung canxi: Rong biển, các loại hạt, mật mía, rau dền, rau cải thìa, đậu bắp, bông cải xanh, nước cam,...

  • Thực phẩm bổ sung Vitamin A: Cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, dầu gan cá, gan, rau bina, bí ngô, trứng,...

  • Thực phẩm bổ sung Vitamin D: Cá béo, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, khuyến khích trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tóm lại, Dị ứng đạm sữa bò và Bất dung nạp lactose là hai chứng bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của trẻ nhỏ. Tuy vậy, ta hoàn toàn có thể kiểm soát chúng. Cha mẹ hãy đồng hành cùng con để các bé làm quen dần và biết cách bảo vệ sức khỏe của mình nhé. 

Chat trực tiếp với thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Chuyên gia tư vấn

Kênh Youtube

Kênh Website

Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây

Thuốc tiêu hóa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Dấu hiệu trẻ bị bất dung nạp lactose và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng từng cơn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Kênh Youtube

Kênh Website

Kênh mua hàng

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!