Làm thế nào khi bé kém hấp thu chậm tăng cân?
Bé kém hấp thu chậm tăng cân luôn là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các hậu quả: suy dinh dưỡng, chậm lớn, thấp còi, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. nguyên nhân khiến bé kém hấp thu là gì và giải quyết tình trạng này như thế nào?
Thế nào là kém hấp thu?
Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, dưới tác động của các hoạt động tiêu hóa của cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa, biến đổi thành chất dinh dưỡng và được hấp thu từ ruột non vào máu, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, ở bé mắc hội chứng biếng ăn, chất dinh dưỡng không được hấp thu hoặc hấp thu ít hơn bình thường. Đó là lý do vì sao bé chậm tăng cân dù ăn uống tốt. Bé dễ mắc các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon,... Không những thế, hệ miễn dịch của bé cũng bị suy giảm, bé dễ mắc bệnh hơn, việc phát triển chiều cao và trí tuệ cũng bị gián đoạn.
Kém hấp thu là gì?
Nguyên nhân khiến bé kém hấp thu
Tình trạng bé kém hấp thu, còi cọc, chậm tăng cân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
1. Chế độ ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng
Cho bé tập ăn dặm sớm, khẩu phần ăn của bé không đủ chất, thiếu hụt dinh dưỡng khiến cho cơ thể bị thiếu các vi chất quan trọng cho hệ tiêu hóa như vitamin, canxi, kẽm, magie,... Điều này khiến bé ăn không ăn ngon, người gầy yếu, mệt mỏi, chán ăn,... Khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ giảm sút.
Làm thế nào khi bé kém hấp thu chậm tăng cân?
2. Rối loạn tiêu hóa
Bé bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh dài ngày hay ăn phải thức ăn độc hại, ôi thiu,... gây rối loạn loạn tiêu hóa ra như tiêu chảy. táo bón, chướng bụng, đầy hơi,... Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị,suy giảm, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng vì thế cũng kém hơn bình thường.
Rối loạn tiêu hóa
3. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Khi hệ tiêu hóa ở trạng thái khỏe mạnh, lợi khuẩn chiếm khoảng 85% trong khi vi khuẩn có hại chỉ chiếm 15%. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm,..., tỉ lệ này có thể dễ dàng thay đổi. Số Iượng vi khuẩn có hại tăng lên, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra các vấn đề trên đường tiêu hóa. Từ đó làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ ruột non
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
4. Giảm tiết enzym tiêu hóa
Enzym tiêu hóa là chất xúc tác cho quá trình biến đổi thức ăn trong cơ thể, được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa và cơ quan tiêu tiêu hóa. Khi lượng enzym được tiết ra giảm so với bình thường, quá trình tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn. Cơ thể không thể hấp thu chất dinh dưỡng hoặc hấp thu kém hơn so với lúc khỏe mạnh
Giảm tiết enzym tiêu hóa
5. Do bệnh lý trên đường tiêu hóa
Ở một số trẻ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc bị mắc một số bệnh lý như viêm loét dạ dày - tá tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, phẫu thuật cắt một đoạn ruột,... cũng là nguyên nhân khiến bé mắc phải hội chứng kém hấp thu
Bệnh lý đường tiêu hóa
6. Nhiễm kí sinh trùng đường ruột
Một số loài ký sinh trùng đường ruột như giun sán sẽ cạnh tranh thức ăn và chất dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy dẫn đến tình trạng cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Kí sinh trùng đường ruột
Giải pháp cho bé kém hấp thu chậm tăng cân
1. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Giải pháp hàng đầu cho tình trạng kém hấp thu ở bé là cung cấp cho bé một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Các món ăn trong bữa ăn của bé cần phong phú, đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Mẹ nên lựa chọn các món ăn phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của bé, chế biến món ăn cần chú ý an toàn, hợp vệ sinh. Không nên lặp lại một món nào đó trong nhiều bữa ăn liên tiếp vì dễ khiến trẻ cảm thấy chán ăn
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
2. Bổ sung thêm dầu mỡ
Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của trẻ vì nó cung cấp rất nhiều năng lượng. Khẩu phần ăn của trẻ thường ít trong khi nhu cầu năng lượng lại lớn. Vì vậy, ba mẹ nên bổ sung thêm dầu mỡ để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ hoạt động. Bên cạnh đó, dầu mỡ cũng làm tăng hấp thu một số vitamin như vitamin E, A, D, K,... giúp trẻ phát triển chiều cao, tránh còi xương
Bổ sung thêm dầu mỡ
3. Không nên ép bé ăn
Khi bé không muốn ăn nữa, có thể do bé đã ăn no hoặc bé không muốn ăn loại thức ăn nào đó. Nếu ba mẹ tiếp tục ép bé ăn hết khẩu phần ăn có thể khiến cho bé bị nôn trớ, bị lo sợ mỗi khi đến bữa ăn, dễ gây ra tình trạng biếng ăn sau này
Không nên ép bé ăn
4. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (5-6 bữa/ngày) thay vì ba bữa chính như người lớn. Điều này giúp bé hấp thu lượng thức ăn một cách vừa phải, vì thế mà quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cũng dễ dàng hơn, tránh cho bé gặp phải tình trạng đầy bụng, khó chịu sau khi ăn
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
5. Bổ sung thêm lợi khuẩn
Ba mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng các loại thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, kefir, phomat, các loại thức uống lên men để tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, khi trẻ mắc một số vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,.. thì ba mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ
Bổ sung thêm lợi khuẩn
6. Bổ sung thêm dinh dưỡng
Ngoài dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày, ba mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho con từ các sản phẩm như nước ép trái cây, hoa quả, sữa, ...nhằm mục đích giúp bé ăn khỏe và tăng cân nhanh hơn