Hệ tiêu hóa kém phải làm sao? Hệ tiêu hóa kém nên ăn gì?
Chức năng đường tiêu hóa luôn đóng một vai trò quan trọng, quyết định khả năng hấp thu các dưỡng chất để chuyển hóa thành năng lượng cho sự phát triển và hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Do đó, hệ tiêu hóa kém hoạt động sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lên sức khỏe với các mức độ khác nhau. Vậy đâu là giải pháp cho người có hệ tiêu hóa kém? Nên bổ sung gì khi chức năng tiêu hóa bị suy giảm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hệ tiêu hóa kém hoạt động có dấu hiệu gì?
Thông thường, thức ăn sau khi được nhai nuốt trong miệng sẽ được các enzym tuyến nước bọt phân giải một phần trước khi theo thực quản đi xuống dạ dày. Tại dạ dày, thức ăn tiếp tục được phá hủy nhờ sự co bóp cũng như nhu động ruột cùng với sự bài tiết của các men tiêu hóa, phân cắt thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thu, sau đó chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.
Hệ tiêu hóa kém được định nghĩa là tình trạng hoạt động kém hiệu quả, không đều đặn và không đạt hiệu suất cao như bình thường, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm khiến thức ăn đi vào cơ thể không kịp thời được phân giải và chuyển hóa, tồn đọng trong cơ thể trong thời gian dài hoặc bị kích thích đẩy ra bên ngoài theo phân, thường gây ra các biểu hiện:
Đầy chướng bụng, khó tiêu: do thức ăn ứ đọng lâu trong cơ thể mà không thể đẩy được ra ngoài bởi nhu động tiêu hóa co bóp không đủ lực.
Chán ăn, ăn không ngon miệng, hay bị buồn nôn: là phản ứng khá thường gặp, do thức ăn không đẩy được theo phân khiến cho nhu động ruột bị kích thích đẩy ngược thức ăn trở lại thực quản gây ra nôn ói.
Đặc điểm đại tiện thay đổi: tiêu hóa kém thường gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần kèm sống phân hoặc ngược lại gây ra tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn do thức ăn bị ứ đọng. Trong một số trường hợp, người tiêu hóa kém có thể bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ, lâu dài gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
Hệ tiêu hóa kém phải làm sao? Hệ tiêu hóa kém nên ăn gì?
Đau tức bụng, ợ hơi: đau bụng chính là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề đường tiêu hóa mà bạn đang gặp phải. Đau bụng có thể xuất hiện âm ỉ hoặc đột ngột đau dữ dội, đau quặn vùng quanh rốn, đau có thể lan sang phía sống lưng hoặc nhiều vùng xung quanh.
Thay đổi cân nặng: khi tình trạng tiêu hóa kém xuất hiện trong thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục, xử lý đúng cách có thể gây ra tình trạng không hấp thụ được dinh dưỡng dẫn đến cân nặng sụt giảm dù ăn nhiều, gây suy nhược, gầy yếu. Kèm theo đó, thói quen sinh hoạt cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể kể đến như rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
Hệ tiêu hóa kém hoạt động có dấu hiệu gì?
Hệ tiêu hóa kém phải làm sao?
Tùy theo từng nguyên nhân mà có nhiều biện pháp khác nhau để cải thiện tình trạng tiêu hóa kém ở mỗi đối tượng, mỗi lứa tuổi. Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên phối hợp áp dụng để có hệ tiêu hóa bình thường và khỏe mạnh:
1. Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng tăng cường sức khỏe tiêu hóa
Việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Người lớn được khuyến cáo nên ngủ ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, ngủ đủ giấc giúp cho các cơ quan hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, cũng như đảm bảo hiệu quả đào thải độc tố của cơ thể mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người tiêu hóa kém được khuyến cáo nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, nên tránh căng thẳng, stress, chú ý giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi cơ thể bị căng thẳng sẽ gây ra sự tăng tiết dịch vị dạ dày, có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa.
Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng tăng cường sức khỏe tiêu hóa
2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mỗi ngày bảo vệ chức năng tiêu hóa
Để cải thiện chức năng tiêu hóa, thay đổi chế độ ăn khoa học là vấn đề hết sức quan trọng. Người bệnh cần nắm vững một số nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn sau đây:
Đảm bảo bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm, chất đường bột, chất béo, cùng vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn. Đối với người tiêu hóa kém có dấu hiệu sụt cân, gầy yếu, hàm lượng protein nên bổ sung cao hơn so với bình thường để cải thiện cân nặng.
Nên ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo quá trình tiêu hóa và phân cắt cũng như hấp thu thức ăn được diễn ra ổn định, không gặp vấn đề.
Hạn chế sử dụng quá nhiều đường trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt có nhiều hương liệu.
Nên chế biến món ăn dạng lỏng, mềm, không quá cứng để có thể dễ tiêu hóa hơn.
Nên uống nhiều nước: để tăng cường quá trình thải độc của cơ thể, cũng có thể bổ sung đồng thời với các loại nước trái cây để tăng cường sức đề kháng.
Tránh ăn các loại gia vị cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas hoặc các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
Bổ sung sữa chua, các loại thực phẩm lên men để cung cấp lợi khuẩn cho đường tiêu hóa.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mỗi ngày bảo vệ chức năng tiêu hóa
3. Tăng cường vận động thể lực giúp tiêu hóa tốt
Duy trì thói quen tập luyện thể thao hàng ngày là một trong những biện pháp giúp cải thiện toàn diện thể lực, cải thiện chức năng đường tiêu hóa hiệu quả. Vận động thể lực hàng ngày giúp điều hòa và ổn định nhu động ruột, cải thiện tình trạng chán ăn, biếng ăn, tiêu hóa kém, đồng thời cũng tăng tiêu hao năng lượng, kích thích cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn. Tập thể dục còn được chứng minh giúp cơ thể sản sinh các loại chất chống viêm, hỗ trợ làm giảm nguy cơ viêm ruột.
Tăng cường vận động thể lực giúp tiêu hóa tốt
Hệ tiêu hóa kém nên ăn gì?
Một số nhóm thực phẩm mà người tiêu hóa kém nên bổ sung hàng ngày gồm:
Rau xanh họ cải: các loại rau họ cải có hàm lượng cao chất xơ, vitamin K và folat, có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, giảm táo bón, đồng thời hỗ trợ làm lành các tổn thương đường tiêu hóa, bảo vệ thành ruột khỏi các vi khuẩn gây rối loạn.
Trái cây tươi: có thể kể đến như các loại quả họ cam, táo, bơ hay chuối: chứa vitamin cùng các khoáng chất đa dạng, dễ tiêu hóa, giúp tăng đề kháng và cải thiện các triệu chứng táo bón, khó tiêu, đầy chướng bụng.
Thịt gà, thịt lợn: các loại thịt trắng tương đối dễ tiêu hóa, cũng bổ sung hàm lượng chất đạm đầy đủ cho người có hệ tiêu hóa kém.
Gừng: được chứng minh có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, làm ấm tỳ vị, giúp cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu hoặc đau do co thắt dạ dày.
Một số loại trà tốt cho hệ tiêu hóa: như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà cũng được khuyến cáo nên dùng để hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn Probiotics: giúp hệ vi sinh đường tiêu hóa nhanh chóng đạt được cân bằng, cải thiện được các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Các lợi khuẩn còn có vai trò kích thích bài tiết các enzym tiêu hóa, giúp phân giải và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các chế phẩm men vi sinh hiện nay còn được bổ sung thêm nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ tăng cường đề kháng và cải thiện miễn dịch, được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
Hệ tiêu hóa kém nên ăn gì?
Xem thêm Bật mí cách giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY