Giỏ hàng
banner

Nên ăn gì để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề bất thường hay gặp trên hệ tiêu hóa. Bệnh có thể để gặp ở mọi đối tượng, gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không được điều trị triệt để, kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

1. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn

Đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Việc sử dụng rượu bia trong một thời gian dài sẽ rửa trôi một lượng lớn men tiêu hóa của cơ thể, đồng thời gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó, sử dụng đồ uống có cồn có thể gây rối loạn tiêu hóa 

sử dụng đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn

2. Chế độ ăn uống không hợp lý 

Chế độ ăn uống kém lành mạnh, ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột, chất béo, ăn phải thức ăn ôi thiu, mất vệ sinh, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, tấn công lợi khuẩn đường ruột gây ra các tình trạng đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột,...

3. Căng thẳng kéo dài

Áp lực công việc, căng thẳng kéo dài khiến cho quá trình lưu thông máu ở ruột bị cản trở, ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày. Thức ăn bị ứ đọng ở ruột gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu 

4. Chế độ sinh hoạt không điều độ

Luyện tập thể dục thể thao quá sức, thời gian ăn uống ngủ nghỉ thất thường, vừa ăn vừa làm, ăn quá nhanh có ảnh hưởng không tốt đến các tế bào đường ruột gây ra tình trạng buồn nôn, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa

5. Sử dụng kháng sinh dài ngày

Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn và được chỉ định điều trị bằng kháng sinh, bên cạnh việc tiêu diệt và ức chế vi khuẩn có hại, kháng sinh vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột.

 

Nên ăn gì để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa?

Điều này khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, biểu hiện qua: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,...

6. Một số bệnh lý đường ruột

Một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, loét dạ dày - tá tràng,... cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa

1. Thịt trắng

Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, chức năng tiêu hóa bị suy giảm. Khi đó, thay vì ăn các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,... chúng ta có thể thay đổi khẩu phần ăn bằng các loại thịt trắng như thịt gà, cá bởi các loại thịt này giàu đạm, dễ tiêu hóa hơn thịt đỏ mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

thịt trắng

Thịt trắng

2. Chuối

Chuối là một trong những loại thực phẩm hàng đầu rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chuối có chứa hàm lượng kali cao, giàu chất điện giải, giúp hút toàn bộ lượng dịch dư thừa trong lòng ruột trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy, đồng thời bổ sung chất điện giải khi cơ thể bị mất nước do nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày 

chuối

Chuối

3. Táo

Táo là một nguồn cung cấp chất xơ phong phú cho cơ thể. Chất xơ trong táo được phân hủy bởi vi khuẩn có lợi ở đường ruột có tác dụng làm tăng khối lượng phân di chuyển qua đường tiêu hóa hóa và đào thải ra ngoài cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột kết và làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa 

táo

Táo

4. Khoai lang

Khoai lang là một loại củ chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và cacbohydrat dồi dào giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng tràng, ngăn ngừa gốc tự do. Tuy nhiên, với bệnh nhân đang bị tiêu chảy cấp thì không nên sử dụng khoai lang bởi vì nó làm tăng nhu động ruột có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn

khoai lang

Khoai lang

5. Dứa

Trong dứa có chứa các chất xơ giúp tăng cường quá trình hấp thu protein cho cơ thể, qua đó làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

dứa

Dứa

6. Sữa chua

Sữa chua là một sản phẩm lên men từ sữa, quen thuộc với thực đơn của nhiều gia đình. Quá trình lên men sữa chua sản sinh rất nhiều probiotics có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa

sữa chua

Sữa chua

7. Gừng

Gừng là một loại gia vị, đồng thời cũng là một bài thuốc dân gian với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn. Từ lâu, gừng đã được coi như một bài thuốc thuốc dân gian chống nôn, giảm co thắt dạ dày, kích thích nhu động ruột giúp đẩy thức ăn xuống ruột non, giải quyết hiệu quả các vấn đề đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

gừng

Gừng

8. Các loại quả giàu vitamin C

Các loại hoa quả giàu vitamin như ổi, cam, quýt, kiwi, bưởi,... có tác dụng kích thích quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả giàu vitamin C

9. Thì là

Thì là là một loại gia vị phổ biến ở Việt Nam, được sử dụng để tăng hương vị đậm đà cho món ăn. Nhưng ít ai biết rằng, trong thì là có chứa một lượng chất xơ dồi dào, giúp giải quyết hiệu quả tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, thì là còn chứa một chất chống co thắt, giúp các cơ trơn của hệ tiêu hóa được thư giãn, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, cơ thắt dạ dày

thì là

Thì là

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!