Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân. Thực đơn cho bé 9 tháng tăng cân
Đối với trẻ nhỏ từ 6 - 9 tháng tuổi trở lên, là thời điểm chức năng tiêu hóa của bé bắt đầu được hoàn thiện, bé được chuyển từ giai đoạn bú mẹ hoàn toàn sang giai đoạn ăn dặm kết hợp để tăng cường chất dinh dưỡng. Việc lên thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn này được rất nhiều cha mẹ quan tâm, làm thế nào để bé ăn dặm và phát triển khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu một số thực đơn ăn dặm giúp tăng cân đối với bé 9 tháng tuổi trong bài viết dưới đây.
Bé 9 tháng tuổi tăng cân chậm nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khi bước sang giai đoạn ăn dặm không có sự cải thiện hiệu quả về cân nặng, có thể kể tới một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Nguyên nhân từ hệ tiêu hóa:
Rối loạn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
Thiếu men tiêu hóa: làm thức ăn không được phân cắt và hấp thu, dù ăn nhiều nhưng cân nặng không tăng.
Do hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thích ứng kịp với khẩu phần ăn dặm.
Thể trạng thấp còi di truyền từ cha mẹ.
Bé mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa khác như viêm ruột, tắc ruột, rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng, khiến bé chậm phát triển thể lực.
- Chế độ ăn dặm không phù hợp:
Dinh dưỡng không được cân bằng hoặc thiếu một số khoáng chất làm giảm cảm giác ngon miệng, trẻ biếng ăn nên không tăng cân.
Thể chất thức ăn quá cứng, đặc khiến bé khó tiêu hóa, khó hấp thu để tăng cân.
- Bé ốm, mọc răng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không muốn ăn, quấy khóc khiến việc tiêu hóa gặp khó khăn, cân nặng không cải thiện.
Bé 9 tháng tuổi tăng cân chậm nguyên nhân do đâu?
Nguyên tắc mẹ cần nắm vững về thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân
1. Lựa chọn thời điểm ăn dặm
Bé 9 tháng tuổi thông thường là độ tuổi thích hợp cho thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé, chuyển từ bú mẹ sang bú kết hợp với chế độ ăn dặm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể do thể trạng hoặc đặc điểm tiêu hóa của bé không đủ khả năng đáp ứng với sự thay đổi thể chất của thức ăn, mẹ nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng và cân nhắc cho bé ăn dặm theo nhu cầu.
Xem thêm Khi nào cho bé ăn dặm thì hợp lý?
2. Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn dặm
Để đảm bảo hiệu quả bổ sung dưỡng chất cho bé qua thực đơn ăn dặm, mẹ nên chú ý về các nhóm chất cần thiết cho bé bao gồm:
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân mẹ có thể tham khảo
Nhóm thực phẩm giàu đạm: như thịt, trứng, các loại thủy hải sản.
Nhóm thực phẩm chứa chất béo: dầu mỡ động vật, dầu thực vật, các loại các béo như cá hồi, cá diêu hồng hay cá ba sa.
Nhóm thực phẩm bổ sung khoáng chất như kẽm, calci tạo cảm giác ngon miệng: các loại thủy hải sản như tôm, cua, hàu; sữa và các sản phẩm làm từ sữa; các loại thịt đỏ như thịt bò; lòng đỏ trứng,...
Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: từ các loại rau xanh, củ, các loại trái cây tươi.
Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn dặm
Xem thêm Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng gồm những gì?
3. Chế biến món ăn dặm phù hợp
Đối với trẻ 9 tháng tuổi thường có đủ 4 răng cửa, đang trong thời gian tập nhai. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn các loại bột ăn dặm, cháo nguyên hạt, các loại rau củ băm nhuyễn thay vì các loại thực phẩm được nghiền nát trong thời gian trước.
Hạn chế sử dụng gia vị trong bữa ăn của bé: mẹ nên hạn chế lượng muối sử dụng khi nấu ăn cho trẻ giai đoạn này, do nhu cầu muối của bé có thể được đáp ứng đầy đủ qua lượng sữa mẹ bú đồng thời hoặc các loại sữa công thức bổ sung. Cho bé ăn quá nhiều muối có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận của bé.
Ngoài ra, việc thay đổi đa dạng các món ăn, đồng thời tạo một bữa ăn nhiều màu sắc cũng kích thích cảm giác ngon miệng của bé, giúp bé ăn nhiều hơn.
4. Tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh
Cha mẹ nên để bé ăn cùng gia đình, ngồi tại chỗ thay vì cho bé đi rong hoặc sử dụng đồ chơi, tivi, điện thoại để dỗ bé ăn, việc đó có thể khiến bé mất tập trung khi ăn.
Tạo không khí bữa ăn của trẻ vui vẻ, thoải mái, giúp bé ăn ngon miệng hơn, từ đó hấp thu và tiêu hóa thức ăn cũng tốt hơn.
Không nên bắt ép trẻ ăn quá nhiều, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa để hệ tiêu hóa của bé có thể kịp đáp ứng.
Tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh
Xem thêm Giải pháp giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Gợi ý thực đơn ăn dặm tăng cân cho bé 9 tháng tăng cân mẹ có thể tham khảo
Dưới đây là gợi ý một số món ăn dặm dễ chế biến giúp bé 9 tháng tuổi tăng cân khỏe mạnh mà các mẹ có thể tham khảo:
1. Cháo bí đỏ nấu cùng cá hồi tăng cường phát triển trí tuệ và thể chất
Cá hồi chứa hàm lượng Omega 3 cao, giúp tăng cường phát triển trí tuệ và thể chất của bé rất tốt. Mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm:
Cá hồi: rửa sạch và loại bỏ xương, khoảng 30g.
Bí đỏ: khoảng 30g
Gạo tẻ, một chút dầu ăn và hành lá.
Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản:
Hấp cá hồi với một nhánh gừng để khử mùi tanh, hoặc áp chảo cá hồi, sau đó gỡ xương và băm nhuyễn cá, phi cùng hành khô cho ra bát.
Gọt vỏ bí đỏ, hấp và nghiền nhuyễn.
Nấu cháo đến nhừ, sau đó cho bí đỏ và cá hồi, thêm hành lá và cho một chút dầu ăn. Mẹ nên cho bé ăn lúc cháo còn ấm.
Cháo bí đỏ nấu cùng cá hồi tăng cường phát triển trí tuệ và thể chất
2. Cháo bí đỏ thịt gà giúp bé dễ tiêu
Chuẩn bị nguyên liệu gồm bí đỏ, thịt ức gà (phần trắng), đậu Hà Lan và gạo tẻ.
Cách nấu:
Ngâm rửa sạch đậu Hà Lan, loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài.
Thịt gà xay hoặc giã nhuyễn sau khi luộc chín, để lại nước luộc gà để nấu cháo.
Bí đỏ hấp rồi nghiền nhuyễn, hoặc mẹ cũng có thể thái thành lát mỏng để nấu trực tiếp cùng cháo.
Cháo sau khi nấu nhừ sẽ thêm thịt gà vào đun sôi chung. Mẹ có thể thêm 1 chút muối và dầu ăn trong cháo cho bé.
Cháo bí đỏ thịt gà giúp bé dễ tiêu
3. Cháo thịt heo và rau ngót giàu dưỡng chất cải thiện cân nặng cho bé
Mẹ cần chuẩn bị:
Thịt heo phần nạc: khoảng 30g
Rau ngót 30g
Gạo tẻ.
Cách nấu như sau:
Thịt heo xay nhỏ hoặc băm nhuyễn, trộn cùng một chút muối, đem xào săn lại cùng một chút hành khô.
Rau ngót rửa sạch, ngâm nước muối, sau đó rửa lại và xay nhuyễn, thu lấy phần nước.
Cháo sau khi đã được nấu nhừ, trộn cùng với thịt heo và phần rau ngót đã chế biến, nấu thêm khoảng 3 – 5 phút sau đó trộn vài giọt dầu cho bé ăn.
Lưu ý với mẹ: mẹ có thể để lại một phần xác rau ngót đem nấu cùng cháo nếu bé 9 tháng đã ăn và nhai tốt.
Cháo thịt heo và rau ngót giàu dưỡng chất cải thiện cân nặng cho bé
4. Cháo tôm rau cải nấu cùng gạo lứt giúp bé tăng cân hiệu quả
Chuẩn bị nguyên liệu gồm:
Tôm biển nhỏ khoảng 3 – 5 con.
Gạo lứt 300g
Cà rốt, rau cải và dầu ăn.
Hướng dẫn cách làm cho mẹ
Bỏ vỏ, bỏ đầu tôm và làm sạch phần bã ở sống lưng tôm, đem giã nhỏ hoặc băm nhỏ.
Gạo lứt vò sạch và đem nấu cùng nước thành cháo.
Gọt vỏ và xay nhuyễn cà rốt, có thể đem cà rốt hấp chín và băm nhỏ.
Rau cải rửa sạch, đem xay lấy phần nước, có thể để lại một phần xác rau nếu bé đã ăn được.
Cháo nấu nhừ, sau đó cho thêm rau, cà rốt và tôm vào nấu cùng thêm khoảng 7 - 10 phút, rồi để nguội cho bé ăn.
Mẹ cũng có thể thay rau cải, cà rốt thành các loại rau củ khác, hoặc thay vì sử dụng tôm, mẹ có thể nấu cùng thịt cá để đổi bữa cho bé.
Cháo tôm rau cải nấu cùng gạo lứt giúp bé tăng cân hiệu quả
Bổ sung Amano Enzym Gold cho bé 9 tháng
Amano Enzym Gold cần thiết với những trẻ đang ăn dặm. Bởi sản phẩm mang đến nhiều tác động có lợi cho đường tiêu hóa của bé. Chẳn hạn như:
- Bổ sung bào tử lợi khuẩn: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích cơ thể sản sinh enzym tiêu hóa. Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng khó tiêu và táo bón,...
- Emzym tiêu hóa: Tăng tốc độ phân hủy thức ăn bằng cách tăng tốc độ phản ứng hóa học. Biến chất dinh dưỡng thành các chất mà đường tiêu hóa có thể hấp thu được.
Amano Enzym Gold bổ sung lợi khuẩn và enzyme tiêu hóa
- Các vitamin nhóm B: Kích thích mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng - Vitamin D3: Bổ sung vitamin D3 cho mẹ và cho cả em bé giúp mẹ và bé xương cốt khỏe mạnh.
- Lysine và Taurine: Đây là 2 acid amin quan trọng và cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ bên ngoài. 2 loại acid amin này kích thích vị giác mẹ bầu, hỗ trợ hấp thu canxi tối ưu, hỗ trợ tim mạch.
- DHA: Giúp hỗ trợ cải thiện trí não cho mẹ và giúp bé thông minh hơn khi trào đời.
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY