Giỏ hàng
banner

Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé? Hướng dẫn mẹ cho bé uống kẽm đúng cách

Bổ sung kẽm đúng lúc, đúng cách cho bé sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ kĩ, phát triển cơ thể toàn diện. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn đang thắc mắc khi nào nên bổ sung kẽm cho con và lo lắng cách mình bổ sung kẽm cho con đã đúng hay chưa. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể giải đáp thắc mắc trên nhé.

Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé? Hướng dẫn mẹ cho bé uống kẽm đúng cách

Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé? Hướng dẫn mẹ cho bé uống kẽm đúng cách

1. Kẽm cho bé có vai trò gì?

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong cơ thể. Hơn 70 enzym phụ thuộc vào kẽm để thực hiện các vai trò của chúng trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Vì vậy, kẽm có thể giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ, cơ bắp, hệ miễn dịch,...  Bổ sung kẽm trong các giai đoạn phát triển của bé là một vấn đề cần được cha mẹ đặc biệt quan tâm.

Một vài vai trò điển hình của kẽm đối với sự phát triển của bé có thể kể đến đó là:

Có vai trò trong sự phát triển xương và sụn

Kẽm có vai trò trong việc kích thích hình thành collagen hỗ trợ tạo nên khung xương và làm cho xương chắc khỏe, đồng thời kẽm cũng hỗ trợ sụn phát triển từ đó giúp khớp khỏe mạnh.

Giúp bé duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào lympho B và lympho T, đây là các tế bào có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo một hàng rào miễn dịch chắc chắn giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,..., giảm nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho bé, giúp bé hạn chế mắc bệnh. 

Đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương nhỏ. 

Nguyên tố vi lượng này cũng có vai trò trong quá trình tổng hợp collagen đồng thời củng cố hệ miễn dịch. Do đó, kẽm đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương hở. Vậy nên nó đặc biệt có giá trị đối với trẻ em vì chúng dễ bị va quệt nhẹ.

Bé ăn ngon miệng hơn nhờ kẽm

Kẽm giúp tăng sản sinh tế bào trong đó có các tế bào vị giác và khứu giác. Do đó khi thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng nếm, ngửi gây tình trạng bé biếng ăn, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. 

Phát triển trí tuệ cho bé.

Trung tâm bộ nhớ của não chứa một hàm lượng kẽm lớn. Vì vậy, kẽm là khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Kẽm và vitamin B6 có vai trò thúc đẩy các dẫn truyền thần kinh hoạt động.

Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

2. Biểu hiện và nguyên nhân bé thiếu kẽm

Dấu hiệu thường thấy khi bé thiếu kẽm:

  • biếng ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng

  • Trẻ rối loạn tiêu hóa, nôn không rõ nguyên nhân

  • Sụt cân, chậm phát triển chiều cao, chậm dậy thì, còi xương, suy dinh dưỡng

  • Trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đêm hay quấy khóc

  • Bé hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, chậm liền vết thương, dị ứng da, rụng nhiều tóc, lông,...

Bé trở nên biếng ăn khi thiếu kẽm

Bé trở nên biếng ăn khi thiếu kẽm

Nguyên nhân thiếu kẽm ở bé:

  • Kẽm không được bổ sung đầy đủ qua chế độ ăn uống của bé, bé ăn nhiều chất bột mà ít chất đạm hoặc do bé hấp thu kém

  • Bé sử dụng nhiều kháng sinh cũng có thể làm giảm lượng kẽm trong cơ thể.

  • Trẻ sơ sinh có thể thiếu kẽm do khi mẹ mang thai không bổ sung đầy đủ kẽm. Trẻ sinh non hay không được bú sữa mẹ

  • Một số trẻ thiếu kẽm do bẩm sinh

3. Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé?

Khi thấy bé có những biểu hiện thiếu kẽm đã nêu trên thì bố mẹ hãy đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm kẽm trong máu, tóc hoặc nước tiểu.

Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn điều trị nếu bé bị thiếu kẽm. Và từ đó đưa ra giải pháp tùy theo tình trạng sức khỏe của bé để có thể bổ sung kẽm bằng các cách khác nhau từ thực phẩm như: thịt đỏ, cua, tôm, ngao, các loại đậu, bông cải xanh,... hay viên bổ sung kẽm.

Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia khi muốn bổ sung kẽm cho bé

Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia khi muốn bổ sung kẽm cho bé

4. Hướng dẫn mẹ cho bé uống kẽm đúng cách

Ngoài việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hằng ngày, bố mẹ còn có thể cho bé sử dụng thực phẩm chức năng giúp bổ sung kẽm. Khi bổ sung kẽm bằng cách này, nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 30 phút, tốt nhất vào buổi sáng. Cho bé ngưng uống sau 10-14 ngày trong điều trị tiêu chảy cấp, 2-3 tháng trong trường hợp hỗ trợ bổ sung hàng ngày. 

Các mẹ có thể tham khảo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO về nhu cầu kẽm của trẻ theo từng độ tuổi trong trường hợp liều bổ sung dinh dưỡng và bệnh lý để có thể bổ sung kẽm cho bé đúng liều lượng.

Trường hợp bổ sung dinh dưỡng:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày

  • Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 3mg/ngày

  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3mg/ngày

  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ngày

  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 8mg/ngày

  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: bé gái 9mg/ngày, bé trai 11mg/ngày

Trường hợp điều trị bệnh lý:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày trong vòng 10-14 ngày

  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên: 20mg/ngày trong vòng 10-14 ngày

Mẹ nên cho bé uống kẽm đúng cách

Mẹ nên cho bé uống kẽm đúng cách

Một số lưu ý khi cho bé uống kẽm mà bố mẹ cần chú ý:

  • Không nên bổ sung kẽm và canxi, sắt đồng thời

  • Canxi có thể làm tăng bài tiết kẽm do đó làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể. Mẹ nên cho bé uống canxi trước, sau đó 2-3 tiếng mới cho bé uống kẽm.

  • Bổ sung kẽm và 25mg sắt trở lên cùng lúc cũng có thể làm giảm hấp thu kẽm. Nên cho bé uống kẽm trước, sau ít nhất 2 tiếng mới bắt đầu dùng sắt.

  • Nên kết hợp bổ sung kẽm với vitamin B6, A, C. Sự kết hợp này làm tăng hiệu quả hấp thu các chất này, giúp bé tăng sức đề kháng, phát triển tốt.

  • Không nên uống kẽm khi đang dùng kháng sinh.

  • Uống kẽm kết hợp với kháng sinh có thể làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, giảm tác dụng của kháng sinh.

  • Chú ý trong kết hợp kẽm với một số loại thực phẩmPhytates là thành phần có trong bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, cám gạo, các loại đậu, ngũ cốc và một số thực phẩm khác. Những thực phẩm này có thể làm giảm  sự hấp thu kẽm. Do đó, nên tránh sử dụng các thực phẩm này sau khi uống kẽm ít nhất 2 giờ.

  • Không uống quá liều lượng cho phépCác mẹ cũng nên chú ý bổ sung kẽm cho con đúng liều lượng đã được khuyến cáo như đã nêu phía trên. Bổ sung quá liều có thể gây ngộ độc kẽm cấp tính, suy giảm miễn dịch, nôn mửa, tiêu chảy,...

Kết lại, nên bổ sung kẽm cho bé khi bé có các biểu hiện thiếu kẽm như biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, nôn, sụt cân, chậm phát triển chiều cao, suy dinh dưỡng, trẻ mất ngủ, đêm hay quấy khóc,... và bé được chẩn đoán thiếu kẽm sau khi đưa đi khám. Để cho trẻ uống kẽm an toàn, hiệu quả cho con, các mẹ hãy tham khảo lời khuyên của chuyên gia và lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm có nguồn gốc rõ ràng nhé.

Xem thêm:

>> Trẻ sơ sinh thiếu kẽm bổ sung như thế nào cho đúng?

>> Trẻ biếng ăn nên bổ sung kẽm như thế nào?

Tổng hợp: Diệu Linh

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua mục HỎI ĐÁP hoặc Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!