Trẻ hấp thu kém phải làm sao?
Hấp thu kém là một trong những tình trạng diễn ra phổ biến ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Mặc dù mẹ luôn chuẩn bị cho bé những bữa ăn đa dạng, phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng bé vẫn nhẹ cân, chậm lớn. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Hấp thu kém là gì?
Khi thức ăn được đưa vào cơ thể, dưới tác động của các enzym tiêu hóa và hoạt động co bóp, nhào trộn của dạ dày, chúng sẽ được phân cắt thành các phân tử nhỏ, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng và được cơ thể hấp thu ở ruột non. Tuy nhiên, ở trẻ mắc hội chứng kém hấp thu, mặc dù quá trình ăn uống vẫn diễn ra bình thường nhưng cơ thể lại bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
Trẻ hấp thu kém phải làm sao?
Cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động thường ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, nhẹ cân
Thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ mệt mỏi, kém tập trung, khả năng tư duy kém phát triển. Vì vậy, trẻ kém hấp thu thường không thông minh như những trẻ phát triển bình thường
Hệ miễn dịch yếu kém khiến trẻ dễ mắc các vấn đề trên đường tiêu hóa, hô hấp như: tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, viêm phổi,...
Hấp thu kém là gì?
Trẻ hấp thu kém nguyên nhân do đâu?
Tình trạng trẻ hấp thu kém có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
Chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể
Hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện: ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non nớt, không tiết đủ enzym để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, một số mẹ cho trẻ ăn dặm sớm khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải cũng gây ra tác động bất lợi đối với quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: bé bị nhiễm khuẩn phải điều trị kháng sinh dài ngày hay ngộ độc thực phẩm,... là những nguyên nhân khiến cho số lượng lợi khuẩn đường ruột giảm đi đáng kể, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Thiếu hụt enzym tiêu hóa: enzym là chất xúc tác có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể. Thiếu enzym tiêu hóa khiến cho hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, dễ dẫn đến đến các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,chán ăn,... làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non
Do bệnh lý: một số bệnh lý đường ruột như viêm loét dạ dày - tá tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ
Do nhiễm kí sinh trùng đường ruột: một số loại giun sán kí sinh ở đường ruột cạnh tranh chất dinh dưỡng với cơ thể, vì thế, cơ thể không thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn
Do thiếu vi chất: sự thiếu hụt một số vi chất như magie, kẽm, canxi, selen,... khiến bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém,... ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể
Nguyên nhân trẻ hấp thu kém
Trẻ hấp thu kém phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng hấp thu kém ở trẻ, cha mẹ cần nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm ra giải pháp thích hợp, hiệu quả
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Mỗi bữa ăn của bé đảm bảo phải cung cấp đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ba mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn những loại thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, dễ tiêu, phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Nên cho bé ăn nhiều bữa thay vì ba bữa chính như người lớn, để bé ăn theo nhu cầu, không nên ép bé phải ăn hết khẩu phần
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Tăng cường vận động
Mỗi ngày, ba mẹ nên dành một chút thời gian để cùng bé tập thể dục, chạy bộ,.. thay vì để bé ngồi chơi trong nhà. Việc tăng cường vận động giúp kích thích nhu động ruột, nhờ đó quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, trơn tru. Sau mỗi bữa ăn, đi lại nhẹ nhàng cũng khiến thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó, chăm chỉ vận động còn giúp bé khỏe mạnh, tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Vì thế, bé nhanh đói và ăn ngon miệng hơn
Tăng cường vận động
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì thế, việc uống đủ nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng, giúp cho hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Nên cho trẻ uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ
Bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể
Lợi khuẩn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Nó giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa và điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,... Đồng thời, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, tăng cường khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, có thể bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn những loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, nấm sữa kefir, dưa muối, kim chi,... Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải các tình trạng như rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, hấp thu kém, loạn khuẩn do sử dụng kháng sinh dài ngày, ba mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé. Men vi sinh chứa một lượng lớn probiotic, nhanh chóng bù đắp lại số lượng lợi khuẩn đã mất, duy trì hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Ngoài ra một số loại men vi sinh có chứa các vi chất như magie, kẽm, selen,... kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng
Bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể
Tẩy giun định kỳ
Trẻ em là đối tượng hay bị nhiễm giun sán do chưa ý thức được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Giun sán là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên để ý tẩy giun cho con định kỳ 6 tháng một lần đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên.