Giỏ hàng
banner

Bị tiêu chảy nên uống nước gì? Tiêu chảy uống sữa được không?

Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân gây tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ trẻ em tử vong tăng cao trong những năm gần đây. Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, tần suất đi ngoài tăng lên so với bình thường (nhiều hơn 3 lần/ngày).

Bệnh nhân tiêu chảy thường có các dấu hiệu:

  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày

  • Phân lỏng, nhiều nước, lợn cợn, có mùi tanh, màu sắc khác thường

  • Có biểu hiện mất nước ở nhiều mức độ khác nhau: da, môi khô, mắt trũng, khát nước, đi tiểu ít,...

  • Đau bụng, sôi bụng

  • Người mệt lả, hốc hác, trẻ em quấy khóc,...

Tình trạng tiêu chảy có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường ruột như rotavirus, shigella, giardia, salmonella,... Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy, do ăn phải thực phẩm, nguồn nước kém vệ sinh.

Bị tiêu chảy nên uống nước gì? Tiêu chảy uống sữa được không?

  • Loạn khuẩn đường ruột: sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân khiến đường tiêu hóa bị tấn công bởi các yếu tố gây hại, làm tăng nhu động ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng

  • Điều kiện vệ sinh kém: làm gia tăng nguy cơ tấn công bởi các vi khuẩn, vi trùng có hại, gây nên tình trạng tiêu chảy

  • Ngộ độc thực phẩm: thức ăn bẩn, ôi thiu, chứa các chất độc hại thường gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sốt cao,...

  • Không dung nạp đường lactose trong sữa: một số người cơ thể không tiết đủ enzym lactase để phân hủy đường cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, thiếu kẽm, ....

Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân gây tiêu chảy

Tiêu chảy là gì? Nguyên nhân gây tiêu chảy

Bị tiêu chảy nên uống nước gì?

1. Dung dịch bù nước và  điện giải Oresol trong trường hợp mất nước do tiêu chảy

Tiêu chảy thường dẫn đến hiện tượng mất nước kéo theo một lượng khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Do đó cần nhanh chóng có biện pháp bù nước và khoáng để khôi phục thể trạng cho cơ thể.

Pha gói bột Oresol trong nước theo hướng dẫn, uống nhiều lần trong ngày, có thể thay thế nước lọc để bù đắp nhanh chóng lượng nước và điện đã mất do tiêu chảy, cung cấp các khoáng chất Na+, K+, Cl-, Ca2+,... nhằm tái thiết lập và duy trì cân bằng kiềm toan trong máu, đưa cơ thể dần trở về trạng thái ổn định

Dung dịch bù nước và  điện giải Oresol trong trường hợp mất nước do tiêu chảy

Dung dịch bù nước và  điện giải Oresol trong trường hợp mất nước do tiêu chảy

2. Nước gạo rang khôi phục thể trạng cho người bị tiêu chảy

Ở những bệnh nhân tiêu chảy, khả năng ăn uống giảm sút, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Nước gạo rang chính là giải pháp bổ sung năng lượng và bù nước cho cơ thể mà không kích thích dạ  dày phải co bóp hay làm việc nhiều

Cách pha chế nước gạo rang rất đơn giản, chỉ cần rang gạo đến khi hạt gao bung ra, cho thêm nước vào đun sôi rồi dùng uống dần. Chú ý không nên cho nhiều đường hoặc muối vì có thể kích thích nhu động tiêu hóa làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy

Nước gạo rang khôi phục thể trạng cho người bị tiêu chảy

Nước gạo rang khôi phục thể trạng cho người bị tiêu chảy

3. Trà gừng giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy

Theo y học dân gian, gừng là một vị thuốc có tính cay, ấm, rất tốt có hệ tiêu hóa, có tác dụng kháng viêm, kháng thể, kích thích cơ thể bài tiết enzym tiêu hóa, loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa

Ở người bị tiêu chảy, một tách trà gừng ấm có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đầy hơi khó chịu, bổ sung dịch lỏng mà cơ thể đã mất.

Ta lấy gừng tươi tách vỏ, đem thái nát hoặc đập dập, đun với nước sôi trong 5-10 phút, có thể thêm một chút mật ong để tăng cường hương vị và dễ uống hơn

Trà gừng giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy

Trà gừng giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy

4. Trà vỏ cam giảm bớt tình trạng tiêu chảy

Chắc hẳn ít ai trong chúng ta biết rằng vỏ cam lại có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Trong vỏ cam có chứa 1 loại chất xơ có tác dụng làm đặc phân là pectin, do đó có tác dụng kiểm soát tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, pectin còn kích thích lợi khuẩn đường ruột phát triển, ổn định đường tiêu hóa

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần đem vỏ cam rửa sạch, đun sôi với nước trong 10-15 phút, có thể thêm chút mật ong rồi thưởng thức, Cần lưu ý vỏ cam phải sạch, an toàn, không chứa chất bảo quản và thuốc bảo vệ thực vật

5. Trà hoa cúc ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, có khả năng làm lành vết thương nhanh, ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu

Cách  pha: cho vài bông hoa cúc sấy lạnh vào nước sôi để hãm khoảng 5-10 phút, thêm một chút mật ong (tùy sở thích) rồi uống

6. Trà thì là cầm tiêu chảy hiệu quả

Thì là không đơn giản chỉ là một loại gia vị tăng hương vị đậm đà cho món ăn mà còn là một loại rau rất tốt cho tiêu hóa. Thì là có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, làm giảm nhanh chóng các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, chống mất nước cho cơ thể

Ngoài các loại nước uống kể trên còn rất nhiều các loại nước khác cũng có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng tiêu chảy rất tốt như nước dừa, nước cam, nước lá ổi, nước chanh,...

Trà thì là cầm tiêu chảy hiệu quả

Trà thì là cầm tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy uống sữa được không?

Tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng mất nước, nôn ói khiến cơ thể bị suy kiệt, mất sức nhanh chóng, cần có biện pháp bổ sung nước và dinh dưỡng kịp thời để khôi phục thể trạng

Sữa là một trong những loại thức uống giàu dinh dưỡng, dễ uống, có thể sử dụng để hồi phục cơ thể trong các trường hợp suy nhược, kiệt sức. Đối với bệnh nhân tiêu chảy vẫn có thể uống sữa bình thường, vừa bù nước, lại vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên sử dụng sữa bò vì trong sữa bò có chứa nhiều men lactase dễ gây đầy bụng

Thay vì sữa bò, người bị tiêu chảy nên uống sữa đậu nành hoặc sữa chua uống để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua còn là nguồn cung cấp probiotic có lợi cho đường ruột, khôi phục hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ sức khỏe tiêu hóa

Tiêu chảy uống sữa được không?

Tiêu chảy uống sữa được không?

Xem thêm Các thức ăn gây tiêu chảy gồm những gì? Tiêu chảy ăn khoai lang được không?

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!