Giỏ hàng
banner

Rối loạn tiêu hóa là gì? rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? cách xử lý từ Bs

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở cả người lớn và trẻ em. Rối loạn tiêu hóa thường gây lên cảm giác khó chịu và đặc biệt ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó mẹ cần phải nắm được bệnh rối loạn tiêu hóa để có thể có những xử lý cũng như khắc phục kịp thời cho trẻ. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhé.

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa được cho là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên những các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, táo bón,...hay những thay đổi bất thường trong vấn đề ăn uống của trẻ.

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ

Trẻ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ. Ví dụ như vấn đề trẻ không thể hấp thu được thức ăn dẫn đến thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cần thiết đáng kể để phát triển cơ thể. Hậu quả có thể nghiêm trọng hơn nếu tình trạng này kéo dài là trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Khi mắc rối loạn tiêu hóa không được điều trị dứt điểm và kịp thời về sau trẻ sẽ dễ bị tái phát hơn khi có một tác nhân nào đó từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa của trẻ.

2. Những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

2.1.Trẻ bị nôn trớ khi rối loạn tiêu hóa

Nôn trớ là biểu hiện của trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn đi ngược với đường đi bình thường của nó tràn ra ngoài miệng trẻ. Nguyên nhân là do trẻ bú quá no hoặc các lần bú quá gần nhau hoặc khi bé được đổi loại sữa mới,....

Theo ước tính khoảng 75% trẻ sẽ hết nôn trớ sau 1 tuổi nên tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh còn được gọi là nôn trớ tự nhiên.

Với trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ, mẹ cần lưu ý cho bé bú nhiều lần trong ngày, không nên để bé bú quá no trong mỗi lần bú và đặc biệt là cho bé bú đúng tư thế.

Khi nôn trớ xảy ra ở trẻ mẹ cần cho bé nằm nghỉ và không nên cho bé bú ngay lại luôn.

Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện nên trớ ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện nên trớ ở trẻ

->>Xem thêm: Mẹo dân gian trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Ngoài nôn trớ sinh lý ở trẻ cũng có một số kiểu nôn trớ do các bệnh lý dị dạng đường tiêu hóa như teo tắc ruột, teo thực quản, phình đại tràng bẩm sinh,... Những vấn đề này nếu việc điều trị chậm trễ có thể gây tử vong ở trẻ.

Nếu mẹ có tiền sử bị đa ối khi mang thai hoặc trẻ có hiện tượng sùi bọt ngay sau sinh, trớ ra màu xanh rêu, trướng bụng, không đi tiêu trong 48 giờ sau khi sinh thì rất có thể trẻ bị mắc một trong những bệnh lý trên cần đưa bé đi đến bệnh viện để khám chữa kịp thời.

Trẻ em bị nôn trớ nhiều lần trong ngày dẫn đến việc mất đi một lượng lớn nước và các chất điện giải khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Do đó mẹ cần chú ý các biểu hiện khi nôn trớ ở bé, nếu kèm theo sốt, nôn ói và có thể ngủ li bì,...có thể trẻ đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột, viêm màng não,...

2.2. Rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện tiêu chảy

Trẻ được coi là bị tiêu chảy nếu có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ tuần và tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và biếng ăn hay đột ngột nôn trớ.

Một số trẻ còn có biểu hiện chướng bụng sốt và phân có chất nhầy, máu,...

Những nguyên nhân có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ là do trẻ có thể sử dụng thức ăn có tính nhuận tràng hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, dị ứng sữa hay kém hấp thu các dưỡng chất,...Những vấn đề này có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng thậm chí là mất đí lượng lớn nước và điện giải có thể gây nên tình trạng tử vong nếu không được bổ sung kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày

Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày

->>Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tiêu chảy mẹ phải làm sao

2.3.Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện táo bón ở trẻ

Táo bón là một trong những biểu hiện điển hình của trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị táo bón thường 2-3 ngày mới đi một lần và phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi và có cảm giác mót nhưng không đi được. Hậu quả của việc táo bón là trẻ bị biếng ăn, chậm lớn, đau bụng và quấy khóc,...

Bé bị táo bón do chế độ ăn quá bé quá ít chất xơ, không chịu ăn hoa quả hay mẹ pha sữa quá đặc cho bé,...Ở những mẹ đang cho con bú cũng hay gặp tình trạng này.

Bên cạnh đó có một yếu tố tâm lý khiến trẻ bị táo bón là trẻ đi học thường hay nhịn đại tiện vì nhiều lý do, khiến cho đại tràng to dân, phân nhiều ngày mới đủ kích thước đại tràng để gây phản xạ đi ngoài. Nhưng khi đến lúc này phân lại quá to khiến trẻ khó khăn trong việc đi ngoài.

Ngoài ra, táo bón còn thường gặp ở những trẻ sinh non, suy giáp, trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh, dùng kháng sinh kéo dài hoặc thuốc ho có chứa codein,...

Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện táo bón

Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện táo bón

->>Xem thêm: Trẻ 6 tháng ăn dặm bị táo bón mẹ phải làm sao?

2.4. Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện chậm tăng cân

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên thường có các biểu hiện mệt mỏi, uể oải và không muốn ăn. Hay khi bé bị rối loạn tiêu hóa do các vấn đề về sức khỏe như vàng da ở trẻ sơ sinh gây buồn ngủ và lười bú dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng và chậm tăng cân. Một số trường hợp có nguy cơ khiến bé rối loạn tiêu hóa và chậm tăng cân như trẻ sinh non việc bú khó khăn, trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày dẫn đến thức ăn trào ra không được hấp thu dinh dưỡng,...

Rối loạn tiêu hóa khiến bé kém hấp thu biểu hiện là chậm tăng cân

Rối loạn tiêu hóa khiến bé kém hấp thu biểu hiện là chậm tăng cân

Với các trường hợp trẻ không tăng cân mẹ nên kiểm tra cân nặng của bé thường xuyên cùng với việc cung cấp cho trẻ chê độ ăn hợp lý giàu các loại chất dinh dưỡng.

->>Xem thêm:Tiết lộ 8 giải pháp cho trẻ chậm tăng cân hữu ích

2.5. Các biểu hiện khác của trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ngoài các biểu hiện điển hình của trẻ bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn có thể có biểu hiện như;

-Đau bụng: Trẻ sẽ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, chướng bụng, biểu hiện khó chịu, khổ sở. Trẻ bị đau bung có thể do quá no cũng có thể quá đói… Tùy từng nguyên nhân là gì mẹ có thể có những cách xử lý thích hợp cho con

Rối loạn tiêu hóa thường kèm theo đau bụng gây khó chịu

Rối loạn tiêu hóa thường kèm theo đau bụng gây khó chịu

-Bú kém: Trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hay bị nôn trớ nên trẻ bú không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể lâu này khả năng bú của bé sẽ trở lên kém đi và không bú đủ được lượng dinh dưỡng cần thiết nữa. 

3.Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do nguyên nhân gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ do khẩu chế độ ăn không hợp lý

Trẻ có chế độ ăn như quá no hoặc quá nhiều một loại thực phẩm nào đó trong một thời gian dài hoặc đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, protein có thể gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ.

Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ, mất cân bằng dinh dưỡng các chất.

Một số mẹ chưa có kinh nghiệm hay kiến thức trong việc chăm con lần đầu nên có dẫn đến việc chưa cân đối được chế độ ăn cho bé.

Chế độ ăn không khoa học dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chế độ ăn không khoa học dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa do ngộ độc với thức ăn

Trường hợp này xảy ra khi các thực phẩm nấu cho trẻ không được đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn đồ ăn sống chưa được nấu chín hoặc thực phẩm đã bị ôi thiu hết hạn sử dụng nhưng vẫn cho trẻ ăn hay là thức ăn có quá trình chế biến và pha chế không đảm bảo được vệ sinh. Biểu hiện trẻ bị ngộ độc thức ăn như tiêu chảy nhiều lần kèm đau bụng có thể bị nôn và sốt đôi khi kèm táo bón.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị ngộ độc thức ăn dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh kéo dài

Trẻ em thường mắc các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản nên thường được điều trị bằng một đợt kháng sinh. Kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đó nhưng cũng diệt đi cả các vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Bên cạnh đó cũng khiến trẻ hấp thu dưỡng chất bị kém đi.

Sử dụng kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Sử dụng kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gây ra

Đây là nguyên nhân hay gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa đường ruột chưa được khỏe mạnh để tạo thành hàng rào vững chắc bảo vệ cơ thể. Do đó trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ho có đờm dịch,...

Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa

Dịch đờm có chứa nhiều vi khuẩn khi trẻ nuốt phải sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa với biểu hiện phân thất thường, thường kèm theo đó là tiêu chảy nhiều lần , phân kèm theo máu. Trường hợp nặng có thể đau bụng và phân có lẫn màu đỏ máu.

Rối loạn tiêu hóa do các bệnh lý của cơ thể

Ở những người mắc các bệnh lý điển hình đường tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột có thể gặp các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

4.Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa có nhiều mức độ khác nhau mà mức độ nguy hiểm đến sức khỏe cũng khác nhau.

Tiêu chảy

Khi bé bị tiêu chảy thì tình trạng tiêu chảy cấp tính là mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Tiêu chảy dẫn cấp dẫn đến rối loạn điện giải nghiêm trọng khiến trẻ có thể rơi vào hôn mê, ngừng tim và có thể dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy khiến trẻ giảm thể tích tuần hoàn và mất nước rất nhiều mà không được bù lại nước kịp thời dẫn đến trẻ có nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn đột ngột gây sốc và có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa làm giảm thể tích toàn hoàn ở trẻ

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa làm giảm thể tích toàn hoàn ở trẻ

Khi trẻ bị tiêu chảy kèm với sốt cao do nhiễm trùng, ở những bé này nếu không biết cách xử lý trẻ có nguy cơ bị co giật tổn thương đến não và hệ thần kinh.

Táo bón

Táo bón không gây ra tình trạng cấp tính như tiêu chảy nhưng khi để lâu và kéo dài có nguy cơ gây tắc ruột và phình đại tràng hay sa trực tràng do phân ở lại quá lâu trong đại tràng.

Nếu nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị nứt kẽ hậu môn do phân ma sát lớn với kẽ hậu môn và đi ngoài ra máu.

Táo bón lâu ngày có thể tạo áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn có thể gây ra bệnh trĩ ở trẻ.

Phân sống

Trẻ rối loạn tiêu hóa có thể đi ngoài phân sống. Tuy chưa ảnh hưởng đến sức khỏe ngày nhưng kéo dài báo hiệu tình trạng trẻ kém hấp thu dinh dưỡng. Nếu để lâu trẻ có thể còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não.

4.Cách xử lý trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Để phòng tránh trẻ rối loạn tiêu hóa mẹ nên:

-Chế biến thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa cho trẻ bị táo bón hay đau bụng tiêu chảy. Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo răng trẻ vẫn được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên có chề độ ăn hợp lý

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên có chề độ ăn hợp lý

-Bổ sung đủ nước và điện giải như oresol cho trẻ bị tiêu chảy. Lưu ý pha đúng tỷ lệ trong hướng dẫn và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

-Với trẻ có biểu hiện táo bón nên bổ sung nhiều chất xơ có trong các loại rau cho bé hoặc có thể massage bụng cho trẻ làm tăng nhu động ruột để trẻ dễ đi ngoài hơn.

-Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần tránh các thức ăn gây khó tiêu ở trẻ như dầu mỡ động vật, ăn quá nhiều đạm hay nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh,...

-Giữ vệ sinh sạch sẽ và tẩy giun sán định kỳ cho trẻ: Đây là biện pháp giúp trẻ phòng ngừa nhiễm khuẩn khi chơi đùa. Đồ chơi của trẻ cũng nên được mẹ vệ sinh sạch sẽ tại vì trẻ nhỏ hay có thói quen đưa độ chơi vào miệng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hay khi đi ngoài đường về bụi bặm.

Hướng dẫn trẻ rửa tay phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Hướng dẫn trẻ rửa tay phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

-Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: Mẹ cần chọn những thực phẩm sạch , tươi sống chứ không nên ăn đồ ăn ôi thiu đã hết hạn sử dụng. Cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi nấu ăn và khi cho trẻ ăn để đảm bảo vệ sinh. Nấu ăn chín cho bé

-Chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Với nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ do chế độ dinh dưỡng cha mẹ cần đảm bảo rằng thức ăn đã được chế biến phù hợp với độ tuổi cũng như sở thích của trẻ để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng đạm, béo, xơ, vitamin và khoáng chất phòng ngừa các rối loạn đường tiêu hóa.

-Bổ sung lợi khuẩn cho bé: lợi khuẩn sẽ có tác dụng giúp trẻ ngăn ngừa các vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

-Cho bé đi khám để có cách xử lý hợp lý: Khi trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa mà sử dụng các biện pháp thông thường như trên vẫn không thuyên giảm cho mẹ nên đi khám bác sĩ khi chó các triệu chứng như kéo dài, đau bụng quặn, sốt cao và dấu hiệu khát nước vật vã,...

5. Vai trò của lợi khuẩn trong men tiêu hóa Amanoenzym trong hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chúng ta đều lợi khuẩn được nhắc đến sử dụng để cải thiện cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Tuy nhiên không phải lợi khuẩn nào cũng có tác dụng cải thiện được rối loạn tiêu hóa điều này còn phụ thuộc vào số lượng và khả năng sống sót trong cơ thể nữa.

Amanoenzym bổ sung lợi khuẩn Bacillus clausiiBacillus subtilis dưới dạng bào tử có khả năng sống sót trong môi trường trong môi trường acid dạ và không bị tiêu diệt bởi kháng sinh khi dùng cùng nên nó có sức sống bền vững trong đường tiêu hóa Do đó nó giúp cân bằng hệ vi sinh vật, ức chế các vi khuẩn có hại, bảo vệ đường ruột của trẻ, hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, cải thiện tình trạng quấy khóc ở trẻ do rối loạn tiêu hóa gây nên cảm giác khó chịu.

Amanoenzym sản phẩm men tiêu hóa bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

Amanoenzym sản phẩm men tiêu hóa bổ sung lợi khuẩn cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Ở những trẻ bị táo bón lợi khuẩn giúp tăng nhu động ruột giúp phân được tống ra dễ dàng hơn, tạ lớp nhầy bôi trơn niêm mạc ruột tạo điều kiện giúp phân di chuyển dễ dàng. Nó còn giúp điều hòa quá trình hấp thu nước ở đại tràng giúp phân mềm dẻo hơn. Ngoài ra nó còn giúp tiết ra các enzym tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ở những trẻ bị tiêu chảy lợi khuẩn có tác dụng tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc ruột trước sự tấn công của các vi khuẩn có hại, tăng cường sức đề kháng cho trẻ và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra.

Amanoenzym không chi bổ sung bào tử lợi khuẩn cho trẻ mà còn bổ sung đa bào tử lợi khuẩn từ đó giúp cho tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa cũng được tăng lên.

Đa bào tử lợi khuẩn cho hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Đa bào tử lợi khuẩn cho hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Ngoài ra amanoenzym còn bổ sung cho cơ thể các enzym tiêu hóa tự nhiên giúp tăng cường việc phân giải và hấp thu thức ăn cho trẻ nhỏ cải thiện được tình trạng phân sống ở trẻ rối loạn tiêu hóa.

Các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ cũng được đưa vào sản phẩm nhằm giúp bổ sung các dinh dưỡng cho trẻ giúp tăng cường khắc phục tình trạng biếng ăn hay lười ăn của trẻ do bị rối loạn tiêu hóa.

Men tiêu hóa amanoenzym được sản xuất tại Nhật Bản với dây chuyền công nghệ hiện đại và đảm bảo an toàn nên được các bác sĩ và các chuyên gia khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và cả người lớn có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa để phòng ngừa và điều trị.

Nếu còn điều gì thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0929197777 được được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

->>Xem thêm: 10 loại sữa dành cho trẻ rối loạn tiêu hóa mẹ nên chọn

 

QUÀ TẶNG MIỄN PHÍ TỐT BẠN KHỎE CON

1. Bộ sách nuôi con khỏe thông minh của người nhật ( Trị giá 990k )
2. 30 thực đơn mỗi ngày đơn giản mẹ dễ làm giúp con ngon ăn chóng lớn
3. 30 bản nhạc hay nhất giúp con phát triển trí tuệ, mẹ thư giản
4. 30 bản nhạc giúp mẹ thư giản con ngủ ngon
5. 30 video bài tập hướng dẫn con phát triển chiều cao
HÃY ĐIỀN THÔNG TIN CỦA BẠN ĐỂ CHÚNG TÔI GỬI QUÀ MIỄN PHÍ CHO BẠN
 
giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!